Rượu vang đỏ

Rượu vang đỏ

Lê Vân 03 Oct 2022

Rượu vang đỏ  là một dạng phổ biến của rượu vang được làm từ những loại nho đậm màu. Vang đỏ thường có màu đậm pha trộn giữa màu đỏ, đen và tím. Quá trình làm rượu vang đỏ thì vỏ nho cũng được nghiền nát cùng với ruột để tạo ra nước ép rồi lên men (ủ) thành rượu.

Đặc điểm:

Đây Là rượu được làm từ nhiều giống nho đỏ (hoặc đen) khác nhau. Do nước ép từ thịt nho là nước hoa quả không màu cho nên màu của rượu phụ thuộc vào màu của vỏ nho và thời gian vỏ nho tiếp xúc với nước ép nho. Rượu đỏ trẻ (tức ủ chưa đủ thời gian) thường chứa nhiều tannin. Theo thời gian tannin giảm bớt và hòa quyện hài hòa với các thành phần khác của rượu chính vì vậy rượu vang đỏ thường để ủ lâu hơn rượu vang trắng.

Rượu vang đỏ cũng có một số mùi vị đặc trưng như mùi anh đào, mùi nho khô, mùi dâu tây, mùi quả mâm xôi, mùi quả phúc bồn tử, mùi quả lý chua, mùi quả Lý gai, mùi quả sung, mùi hạt tiêu (trắng và đen), mùi coca, mùi da, mùi bánh mì nướng , mùi khói, mùi cam thảo, mùi café moka, mùi quế, mùi hành tỏi… Các nhà sản xuất thường pha trộn các loại nho để tạo ra một hương vị đặc trưng.

Một số giống nho để tạo vang đỏ như Cabernet Sauvignon được nhân giống từ loại nho Bordeaux, với vỏ rất dày đảm bảo cho ruột nho chín đến khi có màu đỏ sẫm. Những người sản xuất rượu thường ủ trong gỗ sồi một thời gian dài hơn sẽ đạt được mùi và hương vị tối ưu.

Giống nho Merlot được hái sớm hơn giống nho Cabernet sauvignon vì có vỏ mỏng và do được hái sớm từ trên cây nên quá trình ủ nho cũng mau hơn các loại nho khác. Khi giống nho Merlot còn non thì có hương vị của dâu đen và khi chín thì hương vị đổi là mận ngọt . Các giống nho chính khác như Pinot noir, Zinfalden, charbono barbera và carignane.

Công dụng:

Rượu vang đỏ chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, lợi ích của rượu nho đỏ chính là nhờ chất chống oxy hóa được tìm thấy trên vỏ quả. Vỏ nho chứa nhiều anthocyanin. Uống rượu vang đỏ ở mức độ vừa phải có thể bảo vệ thị lực nhờ hợp chất resveratrol có tác dụng ngăn chặn mạch máu khỏi bị tổn hại, nó trực tiếp ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường bên trong lẫn bên ngoài mắt. Thành phần resveratrol trong rượu vang đỏ có thể giúp ngăn ngừa các tác động tiêu cực của lối sống ít vận động lên người.

Uống rượu vang đỏ còn ngăn ngừa bệnh ung thư. Uống rượu vang đỏ thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, theo đó, những chất hóa học trong vỏ và hạt của trái nho đỏ lại có tác dụng giúp giảm lượng hormone oestrogen và tăng cường hormone testosterone của phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

Có khuyến cáo cho rằng, dùng rượu vang đỏ một cách điều độ (không quá 25g alcohol etylic mỗi ngày) làm giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch xuống dưới 40%. Rượu vang đỏ có 3 cơ chế tác dụng: Chống oxy hóa, giãn mạch, chống huyết khối. Màng quả nho và hạt mầm chứa nhiều polyphenol.

Trong rượu vang đỏ, phần rượu (alool etylic) giúp polyphenol hấp thu dễ dàng qua ruột non, nồng độ polyphenol trong rượu nho gấp 3-4 lần ở nước ép quả nho; Do đó hoạt tính của rượu vang đỏ hơn hẳn (so với ăn nho) rượu vang đỏ có nhiều triển vọng để phòng chữa xơ vữa động mạch, ung thư, bệnh do virus, sa sút trí tuệ.

Uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày không chỉ mang đến cảm giác ăn ngon miệng mà còn tốt cho lợi khuẩn đường ruột sống ở niêm mạc ruột già. Rượu vang đỏ có thể hợp chất chống oxy hóa polyphenol có nhiều trong rượu vang đỏ đã ảnh hưởng đến sự cân bằng các loại vi khuẩn đường ruột. Được biết, một số tác dụng có lợi khác của hợp chất polyphenol được chứng minh như giảm huyết áp, giảm triglyceride, tăng cholesterol HDL (cholesterol có lợi cho sức khỏe).

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, uống rượu vang đỏ trong một chừng mực nào đó sẽ tốt cho sức khỏe. Ngoài việc kéo dài tuổi thọ, rượu vang đỏ còn góp phần làm giảm độ “béo phì” của cơ thể. Người ta đã thí nghiệm bằng cách cho chuột ăn toàn chất béo trong thời gian dài, sau đó cho uống vang đỏ đều đặn theo liều nhất định thì nhận thấy cơ thể chuột giảm hấp thụ chất béo, các bệnh về gan và một số bệnh khác do tiêu thụ thường xuyên chất béo giảm hẳn. Tỷ lệ chuột tử vong do ăn theo chế độ giàu chất béo đã giảm 31% đối với những con chuột tham gia thí nghiệm.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *